Tầng hầm là nơi quan trọng nhất trong mỗi tòa nhà, chính vì vậy việc chống thấm cho tầng hầm cực kỳ cần thiết và phải tiến hành một cách kỹ lưỡng và đầy đủ. Dưới đây là cách chống thấm tầng hầm hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!
1.Nguyên nhân khiến tầng hầm ẩm mốc.
Đối với tầng hầm thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ẩm mốc, một trong số nguyên nhân đó như sau:
- Quá trình thiết kế, lên bản vẽ chưa chuẩn, chưa tính toán kỹ lưỡng mặc nước ngầm cũng như không hiểu rõ về cách chống thấm.
- Quá trình thi công cẩu thả, qua loa, kém chất lượng, rút bớt vật liệu xây dựng
- Không có biện pháp chống thấm hiệu quả cho tầng hầm
- Chọn bê tông kém chất lượng dẫn đến tình trạng ngấm bê tông
- Xảy ra tình trạng nước thẩm thấu bên trong do quá trình thi công công trình công nhân không tạo nhiều mao mạch
- Không bảo vệ bê tông kỹ lưỡng, trong quá trình sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng nứt vỡ, lún sàn
- Làm móng không chắc, móng quá hẹp hoặc không đủ sâu
2.Hậu quả khi không chống thấm tầng hầm kỹ lưỡng
Tình trạng thấm dột tầng hầm khi không được chống thấm kỹ lưỡng sẽ gây ra nhiều vấn đề và để lại nhiều hậu quả như sau:
- Xuất hiện các vết nứt, loang lổ trên bề mặt sàn
- Mặt sàn tầng hầm có hiện tượng ẩm mốc, bốc mùi khó chịu, xuất hiện vệt trắng làm mất thẩm mỹ, ô nhiễm không gian.
- Kết cấu mặt sàn yếu, bị lún, nước bị rò rỉ trên bề mặt sàn
- Gây ra tình trạng trơn trượt nguy hiểm với con người
>> Bài viết nổi bật:
- Sử dụng lưới thuỷ tinh chống thấm nhà vệ sinh đạt hiệu quả cao
- Sơn Epoxy chống tĩnh điện – Giải pháp an toàn cho mọi công trình
3.Phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều biện pháp để chống thấm tốt cho tầng hầm, hãy cùng tìm hiểu nhé.
3.1 Dùng khò nóng
Đây là một phương pháp chống thấm phổ biến được rất nhiều các chuyên gia khuyên sử dụng. Phương pháp này được biết đến rộng rãi và được rất nhiều người ưa chuộng. Để quy trình chống thấm cho tầng hầm bằng phương pháp dùng khò nóng hiệu quả bạn có thể làm theo những bước sau:
Bước 1 : Quét một lớp tạo dính
Sau khi vệ sinh mặt sàn sạch sẽ, không dính bụi bẩn, lẫn tạp chất bạn có thể thực hiện quét một lớp tạo dính trên bề mặt sàn bằng lu sơn rồi dàn đều sao cho lớp tạo dính thất mỏng. Tiếp theo bạn sẽ đợi lớp tạo dính khô và dán màng chống thấm lên mặt sàn. Lưu ý màng chống thấm phải được chải thẳng, không cộm, không tạo vết gấp.
Bước 2: Dùng màng bitum
Để thi công lớp màng bitum trên bề mặt trước tiên bạn cần kiểm tra lớp màng sau đó dán lớp màng úp xuống dưới mặt sàn. Lưu ý tuyệt đối không nên trải toàn bộ màng bitum trên sàng trong quá trình chống thấm tầng hầm. Mà hãy đặt các cuộn màng vào khu vực bạn cần chống thấm sau đó sử dụng đèn khò nóng để tấm màng bitum tan chảy và dính chặt trên bề mặt sàn. Chứ như thế dở lần lượt cuộn bitum ra và khò tiếp đến khi nào hết vị trí cần chống thấm.
Bước 3: Sử dụng chất tạo dính quét lên trên bề mặt tầng hầm. Dùng ngọn lửa nóng lướt qua lướt lại giúp cho màng chống thấm có thể bám chặt vào bề sàn. Sau đó cố định bằng phương pháp ép để bề mặt sàn kiến cố hơn.
Hãy chú ý đến những vị trí méo gấp để gia cố, nếu màng dán bị phồng rộp thì nên chọc thủng tấm màng thực hiện lại quá trình chống thấm tại vị trí đó.
3. 2 Chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm
Để thực hiện chống thấm cho tầng hầm bằng sơn chống thấm bạn có thể làm như sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn cần bo góc chân tầng hầm để thực hiện biện pháp bảo hoà bằng nước. Sau đó sẽ sử dụng một lớp chống thấm mỏng quét lên bề mặt tường
Bước 2: Tiết theo hãy lựa chọn vật liệu chống thấm thích hợp cho bề mặt tầng hầm.
Trước khi chống thấm tầng hầm cần phải bảo dưỡng bề mặt để tạo một bề mặt tốt, có liên kết, tránh trộn những vật liệu quá nhiều với nhau.
3.3 Chống thấm bằng sơn epoxy
Phương pháp chống thấm này được rất nhiều người sử dụng vì hiệu quả của nó mang lại rất lớn mà quá trình thi công lại cực kỳ đơn giản. Trước tiên chỉ cần làm ẩm bề mặt sàn trước khi thi công để sống có thể sính và cân bằng độ ẩm tốt hơn. Sau đó tiến hành quét một lớp lót để tạo chất kết dính cho sơn epoxy và bề mặt. Cuối cùng hãy quét 2 lớp chống thấm bằng epoxy. Lưu ý khi mặt sàn khô mới tiếp tục quét lớp khác, thông thường 2 lớp sẽ cách nhau 2-4 tiếng.
3.4 Chống thấm bằng màng tự dính
Đây là biện pháp chống thấm đơn giản, không cần nhiệt. Biện pháp chống thấm này cũng được rất nhiều người lựa chọn vì sự tiện lợi và thân thiện với môi trường mà lớp màng này mang lại. Để thi công phương pháp này trước tiên bạn cần bóc lớp nilon trên tấm màng sau đó trải màng lên bề mặt cần chống thấm, tấm màng cần được tải lên toàn bộ bề mặt. Sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để miết tấm sàn để cho lớp dính bám chặt lên trên bề mặt.
Trên đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm dột tầng hầm và biện pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả. Mong rằng bài viết này có thể giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn ngoại thất chống thấm JYMEC – Lựa chọn tin dùng của mọi nhà
Comments