BlogSức khỏe

Sinh viên Cao đẳng Y Dược học tập theo tấm gương B.s Phạm Ngọc Thạch

0

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một trí thức cách mạng kiên cường, một nhà khoa học xuất sắc, một thầy thuốc nhân hậu, là tấm gương noi theo của sinh viên Cao đẳng Y Dược

Sinh viên Cao đẳng Y Dược học tập theo tấm gương B.s Phạm Ngọc Thạch

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một trí thức cách mạng kiên cường, một nhà khoa học xuất sắc, một thầy thuốc nhân hậu

Sinh ra ở Quảng Nam rồi đi đến bao miền đất, nơi đâu cũng lưu dấu một con người đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc tận tụy xây dựng nền móng đầu tiên vững chắc cho nền Y tế nhân dân.

Trong Điếu văn do Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc tại lễ truy điệu bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có đoạn: “Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Y tế của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Anh hùng Lao động, là một chiến sĩ kiên cường của sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, anh dũng, thông minh, giàu năng lực tổ chức và tính sáng tạo. Là một người trí thức giác ngộ cách mạng và tham gia hàng ngũ của Đảng ta từ hơn hai mươi năm nay, đồng chí Phạm Ngọc Thạch đã hiến dâng tất cả tâm trí, tài năng của mình cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, và đã hy sinh phấn đấu đến hơi thở cuối cùng ngay ở tiền tuyến chống Mỹ cứu nước”.

Theo giảng viên tại các Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7-5-1909 tại Quảng Nam. Cha ông là nhà giáo Phạm Ngọc Thọ, mẹ thuộc dòng hoàng tộc ở Huế. Mồ côi mẹ từ lúc lọt lòng, 13 tuổi đã mất cha, được chị và anh giúp đỡ, ông đã học trung học và Đại học Y khoa Hà Nội, sau sang Pháp làm tốt nghiệp bác sĩ năm 1934. Ông lấy vợ người Pháp.

Năm 1935, bác sĩ về nước, mở phòng khám tư ở Sài Gòn. Năm 1936, ông trở thành hội viên duy nhất Đông Dương thuộc Hội Nghiên cứu bệnh lao của Pháp. Năm 1943, ông hoạt động trí vận (vận động trí thức) tại Sài Gòn. Đầu năm 1945, tổ chức Thanh niên tiền phong được thành lập theo chủ trương của Xứ ủy Nam Kỳ. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương được cử làm thủ lĩnh phong trào đó. Chỉ trong vòng 6 tháng, số lượng thanh niên tiền phong tại Sài Gòn lên tới 80.000 người. Cả Nam Bộ có hơn một triệu thanh niên hăng hái hoạt động trong tổ chức này. Thanh niên tiền phong có tờ báo “Tiến” do Mai Văn Bộ làm chủ bút. Bài ca chung là “Lên đàng” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Nhiều cuộc mít tinh do Thanh niên tiền phong tổ chức có tới 50.000 người dự. Phạm Ngọc Thạch là một diễn giả với tài hùng biện hiếm có của mình. Ông là người anh cả của một thế hệ trẻ hăng hái trong không khí cách mạng của những ngày tiền khởi nghĩa

Sinh viên Cao đẳng Y Dược học tập theo tấm gương B.s Phạm Ngọc Thạch

Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng. Thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa đã đến. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch dự Hội nghị đặc biệt do Xứ ủy Nam Kỳ triệu tập ở chợ Đậu. Đêm 24-8-1945, ông dự cuộc họp của Ủy ban khởi nghĩa Sài Gòn, và ngày 25-8-1945, cuộc Tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn và Nam Bộ thắng lợi, trong đó có phần đóng góp vẻ vang của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Ngày 23-9-1945, Nam Bộ kháng chiến bùng nổ, ông là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh khu Sài Gòn – Gia Định. Tháng 4-1946, ông là thành viên Phái đoàn nước ta tại Hội nghị trù bị Đà Lạt.

Cuối năm 1953, nhận chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch ra chiến khu Việt Bắc. Sau Hiệp định Genève 1954, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế; năm 1957, đảm đương trọng trách Bộ trưởng, kiêm Viện trưởng Viện chống lao Trung ương. Ông còn là chủ tịch danh dự Hội chống lao Việt Nam và Ủy viên ban Chấp hành Hội chống lao quốc tế. Do những đóng góp to lớn trong lĩnh vực Y tế, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Cũng năm 1953, trên đường ra Việt Bắc, ông đã đến thăm giáo sư Hồ Đắc Di và giáo sư Tôn Thất Tùng. Gặp lúc giáo sư Hồ Đắc Di đang bệnh nặng, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã xin phép cấp trên được ở lại một tuần để chăm sóc, chữa bệnh cho đồng nghiệp. Giáo sư Hồ Đắc Di có lần nói: “Tôi khâm phục tinh thần tận tụy phục vụ người bệnh của anh Thạch. Ngày đêm, anh Thạch thường nằm cạnh giường tôi, nâng giấc tôi như một người mẹ, đúng như câu “thầy thuốc như mẹ hiền”. Tôi mang ơn anh đã cứu sống tôi”.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có nhiều công trình nghiên cứu Y học được đánh giá cao ở trong và ngoài nước. Ông là một trong những chuyên gia có tên tuổi về bệnh lao trên thế giới với 80 bài nghiên cứu về bệnh lao đã được đăng tải trên nhiều tạp chí khoa học ở Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Mỹ… Từ năm 1957, ông cùng đồng nghiệp phát minh nhiều phương pháp phòng chống và điều trị bệnh lao có hiệu quả cao. Bác sĩ là người đầu tiên đã dùng kích sinh chất Filatov tiêm vào huyệt phổi để điều trị lao có kết quả; đề xuất nghiên cứu vắcxin BCG chết (thay BCG sống) góp phần tích cực trong công tác phòng bệnh lao; dùng vi khuẩn Bacllus subtilis sống để điều trị lao và các bệnh về phổi cùng một số bệnh nhiễm khuẩn khác…

Với lòng tự hào dân tộc sâu sắc, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã có nhiều công sức khai thác và xây dựng nền Y học dân tộc, kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại để điều trị nhiều bệnh thu được kết quả tốt. Ông là tác giả nhiều sách về Y học viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Tất cả những công trình nghiên cứu và ứng dụng của ông đều chứa chan lòng yêu thương con người hết mực.

Những năm tháng chiến tranh chống Mỹ ác liệt, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lại vượt núi cao, rừng thẳm Trường Sơn, có mặt ở chiến trường B2 gian khó chồng chất. Giữa bom đạn, khói lửa, sáng lên hình ảnh bác sĩ Phạm Ngọc Thạch vai mang ba lô, chân đi đất, lặn lội trên chiến khu Đông Nam Bộ, ngày đêm phục vụ cứu chữa thương bệnh binh và nhân dân. Không ngờ, một cơn sốt rét ác tính đã quật ngã người chiến sĩ gang thép ấy. Chiều ngày 7-11-1968, bác sĩ đã ra đi khi tuổi chưa đầy 60, trong một căn nhà tranh giữa chiến khu Đông Nam Bộ, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng bào, đồng chí.

Sinh viên Cao đẳng Y Dược học tập theo tấm gương B.s Phạm Ngọc Thạch

Giáo sư André Roussel viết trên tạp chí của Hội Y học Pháp – Việt, tháng 3-1969, rằng: “Do những đức tính hiếm có và quý báu mà khi nói đến ông (bác sĩ Phạm Ngọc Thạch), người ta dùng một câu rất độc đáo: Đó là một người hiền sĩ đại…”.

Trên Báo Nhân Đạo (Pháp) số ra ngày 13-12-1968, nữ nhà báo Madeleine Riffeau viết: “Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã vĩnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh ông vẫn còn mãi trong làn nước trong xanh của hàng vạn giếng khơi mà ông đã cho đào, trong tiếng khóc chào đời của các cháu bé sơ sinh, trong những buồng phổi khỏe mạnh của nhân dân Việt Nam…”.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh đã dựng nên tên tuổi và sự nghiệp bác sỹ Phạm Ngọc Thạch, ngay sau ngày đất nước thống nhất tên ông đã được trân trọng chọn đặt cho một con đường lớn ở trung tâm thành phố và một bệnh viện chống lao. Ngày 10/10/2008, một ngôi trường Đại học Y khoa mang tên Phạm Ngọc Thạch cũng đã được khai giảng niên khoá đầu tiên. Hình ảnh nhà trí thức lớn mãi mãi hiện diện trong lòng dân tộc. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch chính là tấm gương sáng ngời mà mọi sinh viên Cao đẳng Y Dược cần noi theo!

Xem thêm:

>>> Một số điều thú vị về cặp tiền xu hình con heo 2019

Kinh nghiệm chọn quà cho khách hàng khi tổ chức sự kiện

Quy trình sấy khô rau củ quả bằng máy sấy hoa quả buồng tầng

Previous article

Những sai lầm mà người chơi cần tránh khi bảo quản sáo Dizi

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Blog