Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước nên rất dễ gây thấm dột. Nhà vệ sinh bị thấm không những gây phiền toái cho sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. Do đó mà việc chống thấm nhà vệ sinh là một việc làm hết sức cần thiết. Có rất nhiều biện pháp để chống thấm nhà vệ sinh. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách sử dụng lưới thuỷ tinh chống thấm nhà vệ sinh. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về lưới thủy tinh chống thấm
Lưới thủy tinh được dệt thành từ các sợi thủy tinh, nó có đặc tính không lão hóa, dẻo dai, chịu lực căng tốt, có khả năng kháng kiềm tốt. Lưới thủy tinh có khả năng chống thấm tốt, chống nứt cho các công trình xây dựng.
Thành phần chủ yếu của lưới thủy tinh là Silicate, có tính ổn định hóa học cao. Sau đó dùng các sợi thủy tinh để dệt thành dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật rồi mang đi ngâm qua dung dịch chống oxy hóa, chất tăng cường chịu nhiệt cao.
Tác dụng của lưới thủy tinh:
- Chống nứt tường do khả năng chịu lực tốt.
- Chống thấm tường tối ưu
- Tăng khả năng cường hóa sàn bê tông
- Cách âm, cách nhiệt tốt
- Chống nấm mốc, côn trùng.
- Có khả năng kết dính tốt
- Trọng lượng nhẹ, dẻo dai.
2. Lưới thủy tinh chống thấm nhà vệ sinh như thế nào?
Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước nên rất dễ xảy ra hiện tượng thấm dột, do đó việc chống thấm nhà vệ sinh là một việc hết sức cần thiết nếu không chống thấm nhà vệ sinh thì sẽ gây ra nhiều phiền toái nếu bị thấm dột. Sử dụng lưới thủy tinh chống thấm nhà vệ sinh sẽ có những công dụng như sau:
Khả năng kháng nước và chống ẩm của lưới thủy tinh rất tốt do có thành phần hóa học chịu nước tốt, kháng kiềm , kháng ăn mòn axit…
Chịu lực tốt, chống nứt tường nên nó thường được gia cố ở những vị trí như: góc tường, chân tường, hay khu vực cổ ống xuyên sàn, những chỗ tường bị nứt hay sụt lún nhẹ,… cho khu vực nhà vệ sinh.
Ngoài ra lưới thủy tinh còn có thể cách âm, cách nhiệt tốt an toàn với sức khỏe con người.
Lưới thủy tinh có trọng lượng tương đối nhẹ nên rất dễ cho việc vận chuyển và thi công.
>> Bài viết nổi bật:
- Những sai lầm khi sơn nhà nhiều người hay mắc phải
- Những mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp ấn tượng nhất
- Best American Standard Toilets – Top Choices in 2022
3. Cách thi công lưới chống thấm nhà vệ sinh
3.1. Cách lựa chọn lưới thủy tinh tốt
–Tùy thuộc vào từng hạng mục mà công trình yêu cầu hay phụ thuộc vào lớp vữa dày hay mỏng mà bạn có thể chọn loại lưới thủy tinh dày hay mỏng, thưa hay mau, sợi to hay sợi nhỏ…
– Đối với loại lưới thủy tinh dày thì sẽ có định lượng lớn hơn và được sử dụng cho hạng mục có lớp vữa hoàn thiện dày. Và ngược lại với loại lưới thủy tinh mỏng thì sẽ có định lượng nhỏ hơn và được sử dụng cho hạng mục có lớp vữa hoàn thiện mỏng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại lưới thủy tinh đa dạng về chủng loại đến thương hiệu. Vì vậy để mua được loại lưới tốt thì bạn nên đến các đại lý uy tín để tìm mua, tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng nhằm đạt được kết quả chống thấm tối ưu nhất. Hiện nay có 2 loại lưới thủy tinh được đánh giá tốt đó là:
- Lưới sợi thủy tinh chống thấm Flintkote FG4
- Lưới thủy tinh chống thấm gia cường Đài Loan
3.2. Thi công lưới thủy tinh chống thấm nhà vệ sinh
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Đầu tiên bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ khu vực cần thi công, loại bỏ hết cát sỏi, bụi bẩn đi, những vị trí nhấp nhô thì hãy đục đỉa sao cho đảm bảo rằng vị trí thi công được bằng phẳng.
Bước 2: Lót một lớp hồ mỏng
Sau khi chuẩn bị bề mặt xong thì phủ một lớp vữa xi măng mỏng lên bề mặt, có độ dày khoảng 3mm để xe đi phần gạch.
Bước 3: Lót lưới thủy tinh
Đặt lưới thủy tinh vào giữa 2 lớp vữa: lớp trong cùng là lớp vữa mỏng, tiếp đến là đặt lớp lưới thủy tinh sau đó lớp ngoài cùng là lớp vữa hoàn thiện. Bạn cần tiến hành đặt phẳng lưới thủy tinh lên bề mặt vữa khi vữa còn đang ướt, và đặt lưới thủy tinh theo chiều từ trên xuống, từ trái qua phải và theo hướng nhất định. Lưu ý đặt tấm lưới đặt sau trải đè lên tấm lưới trước ít nhất 10cm.
Bước 4: Cán lớp vữa hoàn thiện trên bề mặt
Cuối cùng bạn cần cán một lớp vữa hoàn thiện bên ngoài. Lưu ý là khi thi công nên hạn chế sử dụng hồ ướt gây ra hiện tượng sủi bọt khí hay nứt.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách sử dụng lưới thủy tinh chống thấm nhà vệ sinh. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có thêm cách nhìn mới về loại lưới thủy tinh chống thấm với nhiều công dụng này và có thêm cách chống thấm nhà vệ sinh để ngăn chặn sự thấm dột gây phiền toái.
>> Xem thêm: Sơn chống thấm nhà vệ sinh có giúp chống thấm hiệu quả không?
Comments