Hiện nay nhu cầu về sức khỏe của con người càng một tăng cao. Chính vì vậy, công trình sân cầu lông được xây dựng để đáp ứng nhu cầu giải trí, vui chơi cũng như nhu cầu rèn luyện sức khỏe góp phần làm phong trào thể thao được phát triển rộng rãi. Việc thi công sơn Epoxy cho sân cầu lông sao cho đạt tiêu chuẩn giúp bảo vệ an toàn cho người sử dụng, tăng thêm tính tiện nghi và làm bề mặt sân tăng thêm tính thẩm mỹ cũng là một trong những vấn đề gây nhức nhối cho nhiều người. Vì vậy, bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết thêm nhiều kiến thức về sơn Epoxy cho sân cầu lông nhé!
1. Những ưu điểm tuyệt vời của sơn Epoxy cho sân cầu lông.
Sử dụng sơn Epoxy cho sân cầu lông là lựa chọn tối ưu nhất bởi sơn Epoxy có những ưu điểm tuyệt vời như:
Giúp bề mặt thoát hơi nước tốt.
Khả năng chống trượt tốt và khả năng chịu mài mòn cực tốt.
Lớp sơn có độ bền cao giúp nó chịu được mọi tác động mạnh từ môi trường bên ngoài.
Khả năng chống rong rêu, chống nấm mốc tốt đảm bảo an toàn đối với người chơi.
Tăng độ bền và tuổi thọ cho sàn sân cầu lông.
Có độ co giãn và độ đàn hồi cơ học cao giúp người chơi có thể lập nhiều thành tích.
Khi thi công lớp sơn khô cực nhanh và thời gian thi công ngắn giúp tiết kiệm thêm nhiều chi phí.
Đa dạng vị trí thi công: Thích hợp để thi công các công trình trong hay ngoài trời vì sơn Epoxy chịu được môi trường kiềm và chịu được sự khắc nghiệt của ánh sáng mặt trời cô cùng tốt.
>> Xem thêm:
- Sử dụng lưới thuỷ tinh chống thấm nhà vệ sinh đạt hiệu quả cao
- Những sai lầm khi sơn nhà nhiều người hay mắc phải
2. Quy trình thi công sơn Epoxy cho sân cầu lông xảy ra như thế nào?
Một sàn sân cầu lông chất lượng là kết quả của một quá trình thi công chuyên nghiệp, bài bản. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những bước thi công dưới đây để có ngay một sân cầu lông chất lượng nhất nhé!
Bước 1: Vệ sinh và xử lý bề mặt vị trí sân cầu lông cần thi công.
Sử dụng những dụng cụ vệ sinh chuyên dụng và máy mài mài phẳng bề mặt sân cần thi công. Nếu trên bề mặt thi công xuất hiện những vị trí gồ ghề, bị lồi thì dùng máy mài mài phẳng những vị trí đó. Nếu bề mặt bị lõm ở một số vị trí nào đó thì ta dùng các vật liệu đạt chuẩn bị kín rồi dùng máy mài để làm phẳng bề mặt sao cho bề mặt bê tông dày từ 10- 15 cm, độ dốc đạt tiêu chuẩn từ 0.833- 1%.
Lưu ý: Nền bê tông phải là cốt thép đạt chuẩn để tránh hiện tượng bị nứt. Và khi đổ bê tông phải đổ vào những hôm có thời tiết tốt để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 2: Thi công lớp chống thấm.
Lớp chống thấm có tác dụng rất lớn đối với sân cầu lông vì nó tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bê tông có nhiệm vụ chống thấm. Lớp sơn này có khả năng chống nước và tạo độ bám dính tốt nhất cho bề mặt sân. Tùy vào điều kiện sân mà bạn nên quyết định nên sơn 1 hay 2 lớp nhưng thông thường thì bạn nên sơn 2 lớp để đảm bảo độ chống thấm tốt nhất.
Bước 3: Thi công lớp đệm cho sân cầu lông.
Lớp sơn này có tác dụng tạo độ đàn hồi đảm bảo cho sân, tạo độ kết dính tốt cho lớp nền và các lớp tiếp.
Bước 4: Thi công lớp phủ.
Thông thường bạn nên sơn thi công từ 2- 3 lớp phủ và mỗi lớp cách nhau 4- 6 giờ. Đây là lớp sơn cuối cùng nên đòi hỏi bạn phải có tay nghề cao và khi sơn phải đảm bảo lớp sơn được phủ đều lên bề mặt để đảm bảo độ ma sát cao nhất cho sân cầu lông.
Bước 5: Kẻ vạch cho sân cầu lông.
Các vạch sân cầu lông đòi hỏi bạn phải có tay nghề kỹ thuật cao, thi công phải chính xác, tỉ mỉ, lấy điểm phải chuẩn và các vạch cần sơn thẳng, không bị nhòe hay dính ra các vị trí khác.
Trên đây là những kiến thức về sơn Epoxy cho sân cầu lông. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp công việc của bạn trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.
>> Xem thêm: Bảng báo giá sơn Epoxy 2 thành phần mới nhất
Comments