Blog

Trọn bộ bài văn khấn đổ mái nhà, cất nóc nhà

0

Lễ đổ mái nhà, cất nóc nhà là nghi lễ với ý nghĩa báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn thành.Lễ cúng đổ mái nhà, cất nóc nhà được xem là một nghi thức cầu mong sự bình an, với ước muốn sự nghiệp và cuộc sống của các thành viên trong gia đình luôn được ổn định và yên bình. Vậy đối với lễ đổ mái, cất nóc nhà cần chuẩn bị những gì và văn khấn đổ mái nhà ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Lễ đổ mái nhà, cất nóc nhà là nghi lễ với ý nghĩa báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn thành.
Lễ đổ mái nhà, cất nóc nhà là nghi lễ với ý nghĩa báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng công việc xây dựng nhà đã hoàn thành.

Làm lễ đổ mái nhà, cất nóc nhà cần sắm lễ như thế nào?

Khi làm lễ đổ mái nhà, cất nóc nhà, đồ lễ cần chuẩn bị cũng không quá phức tạp nhưng luôn cần sự tươm tất và chỉnh chu. Theo các chuyên gia về phong thủy thì mâm lễ cúng đổ mái nhà, cất nóc nhà cần chuẩn bị mâm lễ bao gồm các loại đồ cúng như sau:

  • 05 loại quả tròn
  • 05 cái bánh oản
  • 09 bông hoa hồng đỏ
  • 01 con gà
  • 01 đĩa xôi hoặc 1 đĩa bánh chưng
  • 01 đĩa muối
  • 05 quả cau, 05 lá trầu
  • 01 bộ quần áo quan bao gồm các đồ dùng khác như hia, mũ màu đỏ, đặc biệt không thể thiếu 1 thanh kiếm màu trắng.
  • 05 lễ tiền vàng.
  • 01 bát gạo
  • 01 bát nước
  • 01 bao thuốc
  • 01 lạng chè
  • 01 chai rượu trắng

Khi làm lễ đổ mái nhà, cất nóc nhà, đồ lễ cần chuẩn bị cũng không quá phức tạp nhưng luôn cần sự tươm tất và chỉnh chu.
Khi làm lễ đổ mái nhà, cất nóc nhà, đồ lễ cần chuẩn bị cũng không quá phức tạp nhưng luôn cần sự tươm tất và chỉnh chu.

Khi làm lễ đổ mái nhà sẽ có một mâm cúng bao gồm cả đồ mặn và đồ chay, tùy từng vùng miền sẽ có sự thêm bớt một số loại đồ cúng. Đối với lễ đổ mái nhà, cất nóc nhà bạn chỉ nên sắm đồ cúng vừa đủ và đồ cúng phải luôn tươi mới. Tuyệt đối tránh hoa hay cau bị héo hoặc hoa quả dập, thối.

Trọn bộ bài văn khấn đổ mái nhà, cất nóc nhà

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy quan Đương niên.
  • Con kính lạy các tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là: ……………………

Ngụ tại: ………………………………………

Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc.

 
 

Tín chủ con thành tâm kính mời:

  • Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
  • Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
  • Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
  • Ngài Định phúc Táo quân.
  • Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Những lưu ý khi đọc văn khấn đổ mái nhà, cất nóc nhà

Văn khấn đổ mái nhà, cất nóc nhà sẽ được dùng tương tự cho những tầng khác của ngôi nhà chứ không chỉ riêng tầng 1, bạn chỉ cần thay đổi số tầng trong bài văn khấn.

Để quá trình đọc văn khấn được trôi chảy và thuận lợi, chủ nhà có thể in sẵn hoặc viết văn khấn ra giấy. Trong quá trình đọc bài khấn không nên đọc văn khấn to thành tiếng mà chỉ nên đọc nhỏ, đọc thầm đủ cho chính mình nghe. Văn khấn phải được đọc chậm rãi không được đọc nhanh, đọc vội vàng.

Để lễ cất nóc được thành công thì người đọc văn khấn nên tắm rửa sạch sẽ, tranh phục chỉnh tề, thái độ nghiêm túc và thành tâm. Khi đọc văn khấn phải luôn có sự tập trung và cẩn thận.

Để quá trình đọc văn khấn được trôi chảy và thuận lợi, chủ nhà có thể in sẵn hoặc viết văn khấn ra giấy.
Để quá trình đọc văn khấn được trôi chảy và thuận lợi, chủ nhà có thể in sẵn hoặc viết văn khấn ra giấy.

Trong mọi trường hợp thì người đọc văn khấn vẫn ưu tiên nhất là chủ nhà nhưng nếu trong trường hợp bất khả kháng hay chủ nhà không hợp tuổi làm lễ và phải nhờ người được tuổi thay mặt thì “phần tên tín chủ” trong bài văn khấn phải là tên của người được mượn tuổi.

Trên đây là những thứ bạn cần chuẩn bị cho lễ đổ mái nhà và cất nóc nhà cùng những điều bạn cần lưu ý khi hành lễ. YouHomes chúc cho quá trình xây nhà của bạn được thuận lợi và cuộc sống sẽ luôn được bình an.

>>>>>>>> luật quy hoạch đô thị

>>>>>>>>> Mua chung cư Times City

Xem thêm: Samsung và YouHomes chính thức kí kết hợp tác

15 mẫu nhà 2 tầng mái thái đẹp – sang trọng- hiện đại

Previous article

Bộ sưu tập 10 mẫu nhà cấp 4 với 3 phòng ngủ sang trọng, hiện đại

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Blog